Trong những ngày qua, thí sinh cùng phụ huynh từ nhiều tỉnh, thành đã có mặt tại các “lò” luyện thi trên địa bàn TP.HCM để đăng ký luyện thi ĐH cấp tốc ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều vấn đề đã phát sinh từ những “lò” luyện thi cấp tốc này..
Theo ghi nhận của chúng tôi, thời điểm này thí sinh đang chạy nước rút đến phút cuối nhằm dung nạp thật nhiều kiến thức cho kì thi ĐH-CĐ sắp tới. Tuy nhiên, với tâm lí bằng mọi cách phải vào được đại học, thí sinh và gia đình đã tốn kém quá nhiều vào các lò luyện thi cấp tốc trong khi không xem xét lực học thật sự thì cũng khó đảm bảo chắc suất vào đại học cũng như con đường tương lai rộng mở sau này.
Dạo quanh các trung tâm luyện thi, trung tâm nào cũng tranh nhau là tốt nhất bằng cách trưng ra các quảng cáo: “tỉ lệ đậu gần 100%”, “đội ngũ giáo viên nổi tiếng, tận tâm, nhiều kinh nghiệm luyện thi”, “hoàn trả học phí nếu học viên có điểm thi thấp hơn mức điểm sàn”, “đảm bảo học sinh trung bình thi đậu”… khiến thí sinh bối rối trong việc lựa chọn. Còn mức học phí thì từ 1,5 đến 1,8 triệu đồng cho 3 môn (theo khối A, B, C, D) luyện trong một tháng ở trung tâm luyện thi đại học Thống Nhất, Tô Hiến Thành, Gia Định, Nguyễn Trung Trực, trung tâm luyện thi của Đại học KHXH&NV TP.HCM… Thí sinh nào muốn học lớp sĩ số ít từ 10-15 người thì học phí là gần 1 triệu đồng/ môn, ở nội trú với mức giá từ 700.000 - 900.000 đồng/thí sinh/tháng. Đây là chi phí không nhỏ đối với thí sinh ngoại tỉnh lên thành phố luyện thi nhưng chất lượng thì chưa được kiểm chứng. Em Đăng Khoa, thí sinh quê Tiền Giang luyện thi Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: đã liên tục gần một tháng ròng học mỗi ngày 3 ca chóng mặt, thời gian trên lò còn nhiều hơn ở phòng trọ. Nhưng giáo viên dạy quá chán, cứ nhồi kiến thức, không có thời gian để hỏi giáo viên hoặc tự làm bài tập:
Em Minh Luân (ở Long An) năm nay thi vào trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đóng một khoản tiền lớn để vào ôn trong lò luyện cấp tốc để rồi tâm trạng hoang mang hơn do lò luyện tủ cho thí sinh. Vậy là em bỏ bớt thời gian ở lò luyện thi để tự làm bài tập, để không mất thời gian luyện thi ở lò mà sự thật không như quảng cáo:
Dẫu biết cách ôn luyện như vừa nêu trên khiến thí sinh cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên phải thừa nhận đây là cách đối phó có hiệu quả với việc thi cử hiện nay. Thầy Nguyễn Duy Hiếu, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết học sinh phổ thông đa phần chú tâm vào luyện thi bằng nhiều hình thức cấp tốc, dài hạn, ngay cả học sinh khá giỏi cũng kéo nhau đi học thêm. Bởi vì chương trình đã giảm tải nhưng kiến thức cần thiết để thi đại học thì không hề giảm đi, vậy các em phải luyện để làm quen và nhận định nhanh những đề lạ và nâng cao:
PGS-TS Trần Hữu Tá bày tỏ: học sinh chú tâm vào việc làm sao luyện thi tức là không có giờ thực hành, ngoại khóa. Trong khi vấn đề quan trọng là đào tạo nên con người phù hợp với yêu cầu của thời đại thì không phải cứ nhồi nhiều kiến thức trong sách cho học sinh là tốt, vì tri thức luôn vận động và phát triển nhanh chóng . Vì vậy, phải dành thời gian dạy cho học sinh kĩ năng sáng tạo, tư duy độc lập, giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống:
Ông Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Tư vấn Lắng nghe và Đồng cảm đã gặp nhiều trường hợp mất thăng bằng trong cuộc sống do sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không thể đảm đương công việc được giao, nguồn gốc mà nguyên nhân cũng từ không xác định năng lực thật sự. Để giải quyết tình trạng này, thí sinh phải nâng cao nhận thức: việc lựa chọn con đường vào đại học hay các trường trung cấp, dạy nghề… là tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình. Một người thành đạt cần được đánh giá bằng giá trị đích thực là giỏi tay nghề, trung thực, tận tụy, cầu tiến, có đạo đức thay vì chỉ là giá trị bằng cấp cao:
Trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ, không ít SV tốt nghiệp làm việc trái ngành nghề, thì việc thí sinh cứ mải mê luyện thi đại học mà không xác định được con đường phù hợp quả là lãng phí. Thiết nghĩ, việc định hướng " đại học không phải con đường duy nhất" là điều cần thiết. Học sinh và phụ huynh cần xác định khả năng của mình, nếu xét thấy không thể vào đại học thì hãy học lấy một nghề phù hợp để bước vào đời. Và sau khi đã vững vàng tay nghề, có thu nhập và cuộc sống ổn định, muốn hoàn thiện bậc ĐH, thiết nghĩ cũng còn nhiều cơ hội./.
Sĩ tử đăng ký luyện thi cấp tốc tại Trung tâm luyện thi. |
Em Minh Luân (ở Long An) năm nay thi vào trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đóng một khoản tiền lớn để vào ôn trong lò luyện cấp tốc để rồi tâm trạng hoang mang hơn do lò luyện tủ cho thí sinh. Vậy là em bỏ bớt thời gian ở lò luyện thi để tự làm bài tập, để không mất thời gian luyện thi ở lò mà sự thật không như quảng cáo:
Dẫu biết cách ôn luyện như vừa nêu trên khiến thí sinh cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên phải thừa nhận đây là cách đối phó có hiệu quả với việc thi cử hiện nay. Thầy Nguyễn Duy Hiếu, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết học sinh phổ thông đa phần chú tâm vào luyện thi bằng nhiều hình thức cấp tốc, dài hạn, ngay cả học sinh khá giỏi cũng kéo nhau đi học thêm. Bởi vì chương trình đã giảm tải nhưng kiến thức cần thiết để thi đại học thì không hề giảm đi, vậy các em phải luyện để làm quen và nhận định nhanh những đề lạ và nâng cao:
PGS-TS Trần Hữu Tá bày tỏ: học sinh chú tâm vào việc làm sao luyện thi tức là không có giờ thực hành, ngoại khóa. Trong khi vấn đề quan trọng là đào tạo nên con người phù hợp với yêu cầu của thời đại thì không phải cứ nhồi nhiều kiến thức trong sách cho học sinh là tốt, vì tri thức luôn vận động và phát triển nhanh chóng . Vì vậy, phải dành thời gian dạy cho học sinh kĩ năng sáng tạo, tư duy độc lập, giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống:
Ông Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Tư vấn Lắng nghe và Đồng cảm đã gặp nhiều trường hợp mất thăng bằng trong cuộc sống do sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không thể đảm đương công việc được giao, nguồn gốc mà nguyên nhân cũng từ không xác định năng lực thật sự. Để giải quyết tình trạng này, thí sinh phải nâng cao nhận thức: việc lựa chọn con đường vào đại học hay các trường trung cấp, dạy nghề… là tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình. Một người thành đạt cần được đánh giá bằng giá trị đích thực là giỏi tay nghề, trung thực, tận tụy, cầu tiến, có đạo đức thay vì chỉ là giá trị bằng cấp cao:
Trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ, không ít SV tốt nghiệp làm việc trái ngành nghề, thì việc thí sinh cứ mải mê luyện thi đại học mà không xác định được con đường phù hợp quả là lãng phí. Thiết nghĩ, việc định hướng " đại học không phải con đường duy nhất" là điều cần thiết. Học sinh và phụ huynh cần xác định khả năng của mình, nếu xét thấy không thể vào đại học thì hãy học lấy một nghề phù hợp để bước vào đời. Và sau khi đã vững vàng tay nghề, có thu nhập và cuộc sống ổn định, muốn hoàn thiện bậc ĐH, thiết nghĩ cũng còn nhiều cơ hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét