Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

"Hai trong một" hay chỉ... một?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn duy trì như hầu hết các quốc gia trên thế giới để cấp bằng (có thể gọi là bằng Tú tài), "hộ chiếu" để tuyển chọn tiếp vào ĐH. Đó cũng là điều kiện rất quan trọng để thí sinh được công nhận có một nền tảng kiến thức phổ thông, cơ bản, một điều kiện cần cho hành trình đào tạo tiếp theo những bậc học và nghiên cứu sau này.
Lấy gì làm "barem"?
Sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 mới đây, sự kiện tiêu cực ở Hội đồng thi Trường THPT Đồi Ngô lại làm nóng dư luận về chuyện thi cử, về chất lượng giáo dục phổ thông, về căn bệnh trầm kha có tên "thành tích", từ đó sinh ra gian dối. Đến nỗi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chua chát nói rằng- không chỉ một Đồi Ngô mà cả rừng ngô rồi...
Quá buồn. Lỗi tại ai? Từ đâu sinh ra vấn nạn này?
Từ nỗi nhức nhối bệnh gian dối, tiêu cực trong thi cử, nhiều người kiến nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay và tổ chức kỳ thi "2 trong 1" để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm tiền bạc, và nhất là giảm bớt áp lực cho học sinh, phụ huynh, cho thầy cô, cho ngành GD.
GD phổ thông từ rất lâu đã đươc chia thành 3 giai đoạn (3 cấp): Tiểu học, THCS, THPT. Sau mỗi bậc học Nhà nước tổ chức thi để cấp bằng cho những học sinh thi đỗ. Ngành GD, sau rất nhiều bàn cãi, trao đổi, đã bỏ kỳ thi tiểu học, kỳ THCS.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn duy trì như hầu hết các quốc gia trên thế giới để cấp bằng (có thể gọi là bằng Tú tài), "hộ chiếu" để tuyển chọn tiếp vào ĐH. Đó cũng là điều kiện rất quan trọng để thí sinh được công nhận có một nền tảng kiến thức phổ thông, cơ bản, một điều kiện cần cho hành trình đào tạo tiếp theo những bậc học và nghiên cứu sau này.
Nếu ngành GD bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT này, nghĩa là học sinh học xong toàn bộ chương trình phổ thông (lớp 12) thì lấy gì làm "barem" để công nhận họ có một vốn học vấn cơ bản đây? Nếu họ không học lên cao nữa, mà muốn đi vào lao động sản xuất, để sớm có một nghề?
"Không chỉ một Đồi Ngô mà cả rừng ngô rồi..."
Đúng đắn mà phải chịu...lửng lơ
Còn nhớ thời gian Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giữ chức Bộ trưởng GD- ĐT, ông đã có chủ trương làm thật tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, để năm 2008 bỏ kỳ thi vào ĐH. Chủ trương này thực ra là rất đúng đắn, phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, vấp phải sự phản ứng của xã hội, ngành GD lại không đủ bản lĩnh bảo vệ, nên cứ lúng túng, đành lửng lơ... và lùi chưa biết bao giờ mới thực hiện nổi. Phải chăng nhiều người e ngại làn sóng tiêu cực khác ở cổng các trường ĐH. Tiêu cực sẽ không bao giờ hết, nhưng nếu có chế tài tốt thì tiêu cực sẽ được hạn chế tối đa.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thật nghiêm túc nhưng quan trọng là ngành GD từ bỏ việc lấy tỉ lệ tốt nghiệp làm tiêu chí xét thi đua, đặc biệt UBND các địa phương không nên gây sức ép cho ngành GD tỉnh mình về vấn đề "màu cờ sắc áo", chắc chắn thi cử cũng sẽ thực chất hơn. Điều đó cũng sẽ giảm bớt hiện tượng Đồi Ngô, rừng ngô...
...Vấp phải sự phản ứng của xã hội, ngành GD lại không đủ bản lĩnh bảo vệ, nên cứ lúng túng, đành lửng lơ... và lùi chưa biết bao giờ mới thực hiện nổi. Phải chăng nhiều người e ngại làn sóng tiêu cực khác ở cổng các trường ĐH. Tiêu cực sẽ không bao giờ hết, nhưng nếu có chế tài tốt thì tiêu cực sẽ được hạn chế tối đa.
Có bằng tốt nghiệp THPT thực chất, các cô Tú, cậu Tú hoàn toàn có thể tự tin ghi danh hoặc xin xét tuyển tiếp vào bất kỳ trường ĐH nào họ thích, tùy theo năng lực, và tiêu chí các trường.
Còn các trường ĐH sẽ làm gì để tuyển chọn học sinh?
Theo thiển nghĩ của người viết bài, với quyền tự chủ cao của các trường ĐH, mỗi trường sẽ quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, có yêu cầu, tiêu chí riêng để tuyển chọn hoc sinh theo mục tiêu và sứ mạng đào tạo. Hoặc tổ chức thêm kỳ sát hạch, hoặc chỉ cần ghi danh...
Nhìn ra thế giới chúng ta có thể biết được còn mấy quốc gia duy trì cuộc thi tuyển vào ĐH? Bao nhiêu quốc gia vẫn duy trì cuộc thi tốt nghiệp THPT và cấp bằng cho học sinh của mình để họ vào ĐH với mục đích đơn giản là học để đi làm, để kiếm sống? Và bao nhiêu quốc gia cấp chứng chỉ cho những học sinh không thi đỗ tốt nghiệp vẫn có cơ hội vào học ĐH hoặc học nghề?
Từ đó, chúng ta có thể học kinh nghiệm của họ để đỡ tốn kém, đỡ áp lực, để mọi người ý thức được đến trường là "Học cách học, để học suốt đời", " Học là để đi làm để nuôi bản thân, để có thể đóng góp một phần nhỏ bé cho cộng đồng, chứ không phải học để làm quan..."
Tra cuu diem thi lop 10 Tra cuu diem thi  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét