(Em đẹp) - Phim của Kim Ki-Duk, vị đạo diễn
mà tên tuổi vượt ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc, thường không dễ xem, gai
góc, bạo liệt và có thể tàn nhẫn, nhưng luôn ẩn chứa giá trị nhân văn
sâu sắc.
Đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki Duk đã từng nói trên tạp chí Điện ảnh Hàn Quốc Ngày nay rằng: “Có người hỏi tôi có phải người tốt không, câu trả lời của tôi thường là "Tôi không phải là người hoàn hảo'". Nhưng
tôi không ngại cho thấy những mặt trái, cảnh nghèo túng trong xã hội
Hàn Quốc. Đó là hành động chính nghĩa của tôi. Tôi có thể làm các bộ
phim trong sạch hơn thế, nhưng tôi không muốn bị mang tiếng là “làm phim
tầm thường”. Tôi cũng sợ sự thiếu sáng tạo trong phim vì tôi đã từng
làm những bộ phim gây tranh luận."
Kim
Ki Duk đã cống hiến đời mình cho chính nghĩa. Thời thơ ấu của ông khác
với các bạn cùng trang lứa. Trong khi xã hội coi trọng bằng cấp thì ông
Kim lại bỏ học từ khi 15 tuổi để đi làm công nhân cho đến lúc ông hơn 20
tuổi thì ông đi lính hải quân.
Từ năm 1990 đến năm 1993, ông học nghệ thuật ở Paris (Pháp), rồi trở về Hàn Quốc
làm phim truyện đầu tiên có tên là Crocodile (Cá sấu) vào năm 1996. Đến
nay ông đã viết kịch bản và đạo diễn 20 phim truyện nhựa. Nhóm cộng sự
của ông cũng sản xuất và đạo diễn các phim khác nữa. Một vài trong số đó
đã được giới phê bình đánh giá cao, đạt doanh thu cao hơn phim của
chính ông. Song ông sớm nhận ra rằng đời là cuộc leo dốc, ông luôn muốn
được công hiến và luôn băn khoăn tự hỏi khán giả Hàn Quốc có xem phim
của ông không.
Ông
đưa những con người khốn khổ lên màn ảnh. Phim của ông luôn phản ánh xã
hội Hàn Quốc và chính con người ông. Sự nổi loạn trong ông đã từng vấp
phải sự phản kháng, bị phê bình, cấm kỵ ở trong nước. Tuy nhiên, phim
của ông lại được đánh giá cao, từng được giải thưởng trong liên hoan
phim Venice và Cannes. Chừng đó thôi cũng đủ khích lệ tinh thần đạo diễn
Kim tiếp tục cống hiến.
Sau đây chúng ta cùng điểm qua một vài bộ phim đáng chú ý của đạo diễn Kim Ki-Duk.
1. Bad Guy (Gã tồi, 2001)
Han-ki
(do Jo Jae-hyeon đóng) là tên môi giới ngầm trong khu phố đèn đỏ ở
Seoul. Anh chàng này rất thích cô sinh viên Sun-hwa (do Won Seo vào
vai). Để thể hiện khả năng của mình, Han-ki đã hôn Sun-hwa. Hậu quả là
anh ta bị binh lính đánh công khai, và còn bị Sun-hwa khinh thường. Để
trả đũa, người nhà của Han-ki đã lừa đẩy cô sinh viên Sun-hwa vào cảnh
nợ nần. Khi Sun-hwa sa cơ lỡ vận thì Han-ki ra tay nghĩa hiệp, lấy lòng
người đẹp.
"Bad
Guy" là phim đầu tiên của đạo diễn Kim Ki-Duk thành công về doanh thu
tại Hàn Quốc sau khi gây ấn tượng với khán giả châu Âu. Phim có những
cảnh quay mà đã từng gây tiếng trong nhiều phim trước đó của ông trong
khuôn khổ kịch bản nhất định. Xuyên suốt phim, rõ ràng nhân vật Han-ki
và Sun-hwa tác động qua lại với nhau, nhưng thực ra Han-ki chỉ nhìn
Sun-hwa qua kính chắn. Tấm kính chắn là hình ảnh ẩn dụ cho rào cản xã
hội giữa 2 người không cùng đẳng cấp.
Trong
khi phim tập trung vào điểm đăc trưng của Sun-hwa thì càng làm nổi bật
lên địa vị của Han-ki trong xã hội. Han-ki có đáng được cảm thông không?
– Các bộ phim khác thường trừng phạt hay làm cho tip nhân vật như
Han-ki “cải tà quy chính” thì đạo diễn Kim Ki-Duk lại phản ánh bằng cái
nhìn buồn bã, câm lặng.
2. 3-Iron (Bộ 3 nghịch cảnh, 2004)
Gã
thanh niên Tae-suk (do Jae Hee đóng) chuyên trị vào các ngôi nhà bỏ
không ở nhờ, nhưng anh ta không trộm cắp gì cả, mà còn dọn dẹp nhà cửa
để trả ơn chủ nhà. Một hôm anh ta vào nhà của bà nội trợ trẻ tuổi
Sun-hwa (do Lee Seung-yeon đóng), vì tưởng nhà bỏ không, tình cờ thấy
được cô ấy bị chồng bạo hành. Hình ảnh của Sun-hwa cứ ám ảnh anh mãi,
khiến anh quay trở lại ngôi nhà đó đánh chồng cô ta rồi 2 người đi trốn
với nhau.
Bộ
phim này là phim thứ 11 của đạo diễn Kim Ki-Duk được phát hành hồi năm
2004, gây ảnh hưởng và tranh cãi nhiều nhất. Suốt cả bộ phim, nhân vật
chính Tae-suk không nói câu gì. Khán giả hiểu được suy nghĩ và cảm xúc
của Tae-suk qua cách dàn dựng của đạo diễn Kim và diễn xuất của nam diễn
viên Jae Hee. Khán giả hiểu tại sao bà nội trợ trẻ Sun-hwa lại đi theo
gã du côn có tấm lòng nhân hậu. Phim bị phê bình vì đả kich thực trạng
bạo hành gia đình, phá vỡ hôn nhân.
Thông
điệp của bộ phim là hai con người mất mát có thể tìm thấy sự cảm thương
lẫn nhau. "3-Iron" cũng giống như các phim khác của đạo diễn Kim, không
dàn dựng các câu chuyện tình đẹp, nhưng vẫn gây cảm xúc.
3. Pieta (Sự cứu rỗi, 2012)
Gang-do
(do Lee Jung-jin đóng) là một tên đòi nợ thuê khét tiếng tàn ác, dai
dẳng và sẵn sàng ra tay nếu con nợ không có tiền trả. Rồi đến một hôm,
Mi-son (do Jo Min-soo đóng) xuất hiện trước mặt gã trai ngang tàng, tự
xưng là người mẹ lưu lạc lâu nay. Mới đầu Gang-do tỏ ra ngang ngạnh hơn,
không nhận mẹ. Bà Mi-son vẫn kiên nhẫn thuyết phục, chăm sóc cho con
trai, làm Gang-do dần dần thay đổi tình cảm và đón nhận mẹ.
"Pieta"
là bộ phim mới đây của đạo diễn Kim được thế giới tán dương, được đề cử
trong hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất trong giải thưởng Oscar lần
thứ 85. Phim đoạt giải Sư tử vàng trong Liên hoan phim Venice và 3 giải
thưởng lớn khác nữa, có cả giải do khán giả trẻ bình chọn.
Các
bộ phim khác của ông đã làm cho khán giả nước nhà và nước ngoài thường
có các yếu tố kịch tính, hồi hộp thì trong phim này đạo diễn Kim đưa
thêm vào đó lòng tha thứ cho sự vô tình. Bà Jo Min-soo đã diễn vai bà mẹ
thật dũng cảm, qua đó đạo diễn tài ba họ Kim không chỉ tạo dàn dựng
hành động ngoan cường mà còn làm khán giả suy ngẫm sau khi xem phim.
4. Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (Xuân, Hạ, Thu, Đông... rồi lại Xuân, 2003)
Bộ
phim có kết cấu gồm 5 phần, kể về cuộc đời một nhà sư từ nhỏ cho đến khi
trưởng thành. Nhà sư sống trong cái nhỏ bên hồ thơ mộng, đã từng nếm
trải hỉ - nộ - ái - ố cõi trần tục, từng mắc tội lỗi, song đã hối cải.
Khán giả xem phim sẽ thấy bộ phim rất đơn giản, nhưng lột tả được rất
nhiều.
"Spring,
Summer, Fall, Winter…and Spring" là bộ phim hay gây nhiều tranh cãi của
đạo diễn Kim khi lấy bốn mùa trong thiên nhiên làm phép ẩn dụ cõi trần
có phần chua cay. Mỗi mùa có một vẻ khác nhau, cái am bên hồ hiện lên
nguy nga trong khung cảnh rộng lớn. Mỗi tập phim kể về một câu chuyện
tương ứng với bốn mùa bằng lối kể truyện rất gần gũi. Câu chuyện diễn
biến theo trình tự thời gian, toàn bộ phim phản ánh tư tưởng đạo Phật,
vòng luân hồi tự nhiên. Đạo diễn Kim kể chuyện bằng hình ảnh, điều này
ít thấy trong các phim của Hollywood.
5. Time (Thời gian, 2008)
Vợ
chồng Ji-woo (do Ha Jung-woo đóng) và Seh-hee (do Park Ji-yeaon đóng)
sống ở Seoul hiện đại. Seh-hee nhận thấy chồng đã chán khuôn mặt và thân
thể cô. Một hôm, Ji-woo thấy vợ biến mất. Seh-hee bí mật đi phẫu thuật
thẩm mỹ, để thay đổi hoàn toàn khuôn mặt và định thử phản ứng của chồng
với diện mạo mới bằng người đàn bà khác (do Sung Hyun-ha đóng)..
"Time"
không dữ dội như các phim khác của đạo diễn Kim, nhưng phim cho thấy kỹ
thuật và nghệ thuật làm phim của ông. Đạo diễn lặp lại các cảnh quay,
sự pha trộn và các địa điểm để gây hiệu ứng nhắc lại, sự thân thuộc và
thời gian. Dù đây là bộ phim kịch tính không phức tạp, nhưng để cho phim
nhẹ nhàng hơn, đạo diễn Kim vẫn tạo ra một số cảnh quay vui vẻ gây cười
cho khán giả và nhân vật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét